Đăng nhập | Đăng ký Giờ làm việc: 8h00 - 21h00 | Thứ 2 - Chủ Nhật
Trang chủ Tin tức công nghệ Giới thiệu về máy bộ đàm cầm tay

Giới thiệu về máy bộ đàm cầm tay

06/08/2018

Giới thiệu về máy bộ đàm cầm tay

Giờ việc sử dụng bộ đàm trong công việc quản lý, liên lạc nội bộ đã trở nên rất phổ biến trong lĩnh vực dân sự chứ không chỉ dùng cho khu vực quân sự như trước nữa. Đối với những người quản lý chuyên nghiệp đều đầu tư một hệ thống đàm thoại nội bộ để có thể quản lý và điều khiển nhân viên dễ dàng đặc biệt trong các công việc như bảo vệ, phục vụ dịch vụ nhà hàng, quán ăn, quán karaoke, tổ chức sự kiện, làm việc tại nhà máy, thi công công trường xây dựng, sân golf…

I. Giới thiệu máy bộ đàm

Bộ đàm là từ thông dụng để chỉ máy thu phát vô tuyến 2 chiều liên lạc thoại. Bộ đàm thường dùng để liên lạc thoại giữa 1 máy với 1 hoặc nhiều máy khác bằng truyền sóng vô tuyến. Đặc điểm của máy bộ đàm là luôn có phím “Nhấn để nói” cho bạn liên lạc tức thì.

Máy bộ đàm còn được gọi với cái tên khá thân mật “bộ đàm cầm tay” đã được nhóm kỹ sư gồm Donald L. Hings, Alfred J. Gross, và các kỹ sư tại Motorola phát triển đầu tiên trong thời chiến tranh thế giới thứ hai. Thiết bị được phát minh nhằm mục đích phục vụ cho quân đội trong các cuộc chiến, nó được các đoàn bộ binh, pháo binh sử dụng là chủ yếu. Về sau thì được thương mại hóa và công trường.

Bộ đàm thực chất giống một chiếc điện thoại, tuy nhiên khoảng cách liên lạc không được xa như điện thoại, nhưng ưu điểm của bộ đàm là có khả năng hoạt động được cả trong các môi trường sóng yếu mà điện thoại không thể sử dụng được.

– Các cách phân loại bộ đàm

Theo tần số có MF/ HF, VHF, UHF.

Theo tính cơ động có : Cầm tay, Lưu động và Trạm cố định.

Theo lĩnh vực ứng dụng : Trên bộ, hàng hải, hàng không…

Theo mức độ kết nối: trung kế và thông thường; Đơn vùng và đa vùng.

Theo công nghệ : kỹ thuật tương tự hoặc kỹ thuật số (là xu hướng hiện nay).

Máy bộ đàm Cầm tay: là loại mà bạn có thể cầm trong tay và di chuyển khi đang sử dụng. Bộ đàm cầm tay thường có công suất không quá 6W và dùng pin sạc được.

Máy bộ đàm Lưu động: được lắp trên các phương tiện lưu động như taxi, xe tải, tàu thuyền… Thường có công suất 25W hay 50W-60W hoặc hơn (với băng tần MF/HF). Có ăng ten thường lắp trên nóc xe/ tàu và dùng nguồn điện bình ắc quy.

Bộ đàm Trạm cố định: Thường lắp ở các trạm điều hành, có công suất phát từ 40W trở lên và có ăng ten lắp trên cột cao. Một dạng máy trạm đặc biệt là Bộ lặp (repeater) giúp tăng cự ly liên lạc cho các Máy bộ đàm Cầm tay và cả Lưu động, Trạm cố định.

2. Sử dụng bộ đàm có cần được cấp phép không? Thủ tục như thế nào?

Theo qui định của Cục tần số vô tuyến điện: Mọi tổ chức, cá nhân (người sử dụng) sử dụng băng tần số (băng tần), tần số vô tuyến điện (tần số) và thiết bị phát sóng vô tuyến điện (thiết bị) phải có giấy phép trừ trường hợp thiết bị sử dụng nằm trong danh mục thiết bị vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện.

Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị phát sóng vô tuyến điện: cho phép người sử dụng được sử dụng một hay nhiều tần số nhất định cho một hoặc nhiều thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện quy định cụ thể về địa điểm, phạm vi được phát sóng và điều kiện kỹ thuật, khai thác (tần số thu và phát, tham số kỹ thuật phát sóng, qui ước liên lạc…).

Thời hạn của Giấy phép: tối đa là 5 năm.

3. Điểm khác biệt giữa bộ đàm và điện thoại di động là gì?

Liên lạc tức thì bằng cách nhấn 1 nút và nói. Các máy cùng hệ thống có thể nghe thấy bạn nói ngay lập tức. Giúp thiết lập liên lạc nhanh chóng, đặc biệt hữu ích trong các trường hợp khẩn cấp, trao đổi thường xuyên.

Không mất phí liên lạc.

Không lệ thuộc mạng viễn thông công cộng. Hữu ích cho sử dụng cứu nạn, cứu hộ và khi mưa bão, mạng viễn thông công cộng không phủ sóng hay bị hỏng.

Những ai cần dùng bộ đàm?

Ngày nay nó được sử dụng phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống:

Các công ty Dịch vụ bảo vệ.

+ Hiện nay các tòa nhà lớn bảo vệ thường được trang bị bộ đàm để tiện liên lạc với nhau, có thể hỗ trợ nhau một cách nhanh chóng nhất khi có sự cố.

Các công ty kinh doanh vận tải, Taxi.

Các công trường xây dựng, nhà máy, cảng biển.

Các khu công viên, nhà hàng, khách sạn, cao ốc.

Lĩnh vực dầu khí, môi trường nguy hiểm, dễ cháy nổ.

Lực lượng vũ trang, công an, quân đội.

+ Bộ đàm được quân đội sử dụng cho các cuộc tập trận, huấn luyện binh sĩ, và các cuộc chiến để các cơ quan đưa ra các thông báo quan trọng mà loa phóng thanh không thể phát được. Trong quân đội các tần số vô tuyến luôn được bảo mất tuyệt đối để kẻ thù không thể theo dõi, nghe lén được các thông tin tuyệt mật.

Nhà ga, cảng hàng không, máy bay và dịch vụ mặt đất.

4. Khác nhau giữa bộ đàm dải tần VHF và UHF như thế nào?

Dải tần số VHF dành cho bộ đàm thương mại từ 136-174 MHz. Dải tần số UHF cho bộ đàm thương mại là giữa 400-512 MHz. Với công suất phát tương đương, sóng VHF sẽ truyền đi xa hơn (và vì thế liên lạc được xa hơn) sóng UHF ở những nơi ít có vật cản. Vì vậy VHF thường được chọn cho liên lạc trên biển, nông thôn, nơi địa hình bằng phẳng, ít vật cản… Tuy nhiên sóng UHF có khả năng xuyên vật cản tốt hơn nên thường được dùng trong khu vực có nhà cao tầng, công trình xây dựng, rừng rậm…

5. Phụ kiện của bộ đàm cầm tay gồm những gì?

Pin

Có ba loại pin chủ yếu: nickel cadmium (Ni-Cd), nickel metal hydride (Ni-MH) và Lithium-Ion (Li-Ion). Dung lượng của mỗi loại pin được đo bằng mAh.

Pin Ni-Cd là lớn hơn và nặng hơn các loại khác và có xu hướng phát triển “hiệu ứng nhớ”. Pin Ni-MH có xu hướng không phát triển “hiệu ứng nhớ”. Pin Ni-MH hơi nhẹ, nhỏ gọn hơn Ni-Cd.

“Hiệu ứng nhớ” xảy ra khi pin được sạc lại trước khi nó được xả hoàn toàn. Pin ghi nhớ một phần nhỏ hơn này và điều chỉnh để chấp nhận số lượng này như là một lần sạc đầy đủ. “Hiệu ứng nhớ” có thể được giảm bớt hoặc loại trừ bằng cách thường xuyên xả pin hết hoàn toàn.

Pin Li-Ion là nhẹ nhất, gọn nhất, không phát triển bất kỳ “hiệu ứng nhớ” nào và chi phí cao nhất cho mỗi mAh. Pin Li-Ion có một số lần sạc cụ thể mà chúng có khả năng tiếp nhận phụ thuộc vào nhà sản xuất và thiết kế. Một khi pin đã đủ số lần sạc cụ thể nó sẽ không chấp nhận sạc tiếp. Pin Li-Ion cũng cần một bộ sạc cao cấp hơn thường có khả năng nạp pin trong một vài giờ chứ không cần sạc qua đêm.

Ăng ten

Được thiết kế để gửi và nhận các tín hiệu vô tuyến. Hiệu suất ăng ten là một yếu tố quan trọng trong khoảng cách và vùng phủ sóng của các tín hiệu vô tuyến.

Nhiều người dùng bộ đàm đang lựa chọn “ăng ten ngắn” (chỉ vài inch chiều dài). Ăng ten ngắn thuận tiện và thoải mái để sử dụng vì không bị vướng víu.

Ăng ten ngắn có đầy đủ mọi kích thước, ăng ten đang hoạt động là được xoắn quanh một trục, để tạo một hình dạng ngắn hơn. Các ăng ten này cho hiệu suất như nhau trong tất cả các trường hợp nhất là trong những hoàn cảnh khắc nghiệt.

Ngoài ra, với hiệu suất cao hơn, ăng ten cắt chuyên nghiệp được cung cấp. Nó có nghĩa là, bạn cần phải kiểm tra tần số sẽ sử dụng và điều chỉnh độ dài ăng ten theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để có đặc tính tốt nhất.

Tổ hợp Loa-Micro (Speaker microphone)

Tổ hợp Loa-micro có các kiểu và kích cỡ khác nhau một đầu cắm vào cổng âm thanh của bộ đàm và tổ hợp kẹp vào cổ áo, túi áo hoặc trên cầu vai của người sử dụng. Loại này được gọi là tổ hợp mic-loa kiểu cầu vai, cho phép người dùng gọi mà không cần lấy máy ra khỏi thắt lưng của họ. Tổ hợp micro-loa đưa âm thanh đến gần tai của người sử dụng hơn trong môi trường ồn ào.

Một số bộ đàm có tính năng kích hoạt bằng giọng nói (VOX). Khi bật chức năng này, bộ đàm trở nên nhạy với âm thanh và mở hoặc phát sóng mà không cần nhấn phím PTT.

Tai nghe bộ đàm

Sử dụng tổ hợp Loa-micro khi bạn cần Âm lượng lớn.

Sử dụng tai nghe áp sát hoặc nằm khít trong ống tai trong những môi trường ồn ào và không muốn những người xung quanh nghe thấy.

6. Khoảng cách liên lạc của bộ đàm bao xa, phụ thuộc vào những gì?

Khoảng cách liên lạc của bộ đàm phụ thuộc vào các yếu tố chính sau: tần số, công suất, địa hình/ vật cản xung quanh, độ cao của ăng ten (đặc biệt với tần số VHF và UHF), các nguồn gây nhiễu, thời tiết…

Bộ đàm VHF/ UHF 1W trên mặt đất bằng phẳng liên lạc trong khoảng 1,5km. Gấp đôi công suất tăng thêm bằng 1/3. Một bộ đàm 2W trên mặt đất bằng phẳng liên lạc được khoảng  2km.

Trong những tòa nhà hoặc các công trình kiến trúc, bộ đàm VHF/UHF cầm tay (từ 1W – 5W) có thể liên lạc với nhau trong phạm vi 500m – 1000m.

Bạn hãy liên lạc trực tiếp với chùng để nhận được tư vấn tốt nhất về nhu cầu mua bộ đàm 

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH MTEL – HÀ NỘI

Địa chỉ: 208 Phố Vọng,Quận Thanh Xuân , Hà Hội
Hotline: 0972 18 5006

Nguồn: Bộ Đàm Giá Rẻ