Để đảm bảo sự ổn định và độ tin cậy của hệ thống, người sử dụng cần phải trang bị bộ đổi nguồn chất lượng tốt giúp cho hệ thống hoạt động 24/24h. Mặt khác, việc sử dụng bộ đổi nguồn chất lượng kém có thể dẫn đến nhiễu hình ảnh, hệ thống chập chờn, thậm chí gây ra thiệt hại về phần cứng. Vậy những lưu ý lựa chọn bộ đổi nguồn cho camera quan sát bao gồm những gì? Hãy cùng Mtel tìm hiểu ngay sau đây.
1. Sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng
Mỗi loại nguồn đều có cấu tạo và chức năng khác nhau, tùy vào từng loại camera tương thích để lựa chọn nguồn rời hay nguồn tổng. Nguồn rời là thiết bị sử dụng cho duy nhất một hệ thống camera. Thường thì bộ đổi nguồn này có dòng điện đầu ra thấp (1A hoặc 2A), chỉ đủ cung cấp cho một camera hoạt động. Trong khi đó, với nguồn tổng hay còn gọi là nguồn tập trung thì một nguồn sử dụng được cho nhiều camera.
Để quyết định sử dụng nguồn rời hay nguồn tổng cần căn cứ trên các yếu tố như số lượng camera trong hệ thống, khoảng cách giữa các camera, yêu cầu về điện năng (công suất) của từng camera…
Thông thường, nếu khoảng cách giữa hai camera >50m thì không nên sử dụng chung một nguồn tổng vì dòng điện một chiều bị suy giảm nghiêm trọng khi chạy trên khoảng cách xa (>35m).
>>> https://mtel.vn/nguon-camera.html
Theo các chuyên viên kĩ thuật khuyên bạn không nên sử dụng một nguồn tổng cho toàn bộ camera trong một hệ thống vì những lý do sau:
– Khi bật hoặc tắt bộ đổi nguồn để bảo trì, sữa chữa hoặc kiểm tra một camera nào đó, thì tất cả camera trong hệ thống cùng khởi động, khi đó dòng điện tăng lên đột ngột gây ảnh hưởng lớn đến bộ đổi nguồn, thậm chí có thể làm hỏng bộ đổi nguồn.
– Đồng thời, khi bộ đổi nguồn gặp vấn đề không hoạt động được, thì tất cả camera trong hệ thống sẽ bị ảnh hưởng (bị tắt hoặc hoạt động không bình thường), và bạn không thể giám sát bất kỳ khu vực nào.
2. Vậy khi nào thì nên dùng nguồn tổng cho hệ thống camera quan sát
Bạn nên sử dụng nguồn tổng với những hệ thống có số lượng camera lớn từ 8 mắt camera trở lên và có những nhóm camera được lắp đặt ở vị trí gần nhau. Mỗi một bộ đổi nguồn tập trung với công suất thích hợp sẽ cấp nguồn cho một nhóm camera tương ứng. Nếu một bộ đổi nguồn gặp vấn đề thì phần còn lại của hệ thống camera vẫn hoạt động bình thường.
>>> https://mtel.vn/camera-tron-bo.html
3. Lựa chọn công suất của bộ đổi nguồn
Thông thường khi bạn muốn lựa chọn công suất của bộ đổi nguồn thì phải phụ thuộc vào công suất của camera. Với một hệ thống camera bình thường chỉ tiêu thụ điện năng 5~8W, những loại có công suất hồng ngoại lớn hoặc camera PTZ thì tiêu thụ nhiều hơn. Tất cả những thông số về mức tiêu thụ điện năng/công suất hoạt động của camera đều dễ dàng tìm thấy trong bảng thông số kỹ thuật và dựa vào đó để lựa chọn công suất tương ứng của bộ đổi nguồn.
>>> https://mtel.vn/camera-ip.html
Bạn cần lưu ý sử dụng công thức chuyển đổi giữa thông số dòng điện và điện năng thì sẽ dễ dàng tính ra được dòng điện mà bộ đổi nguồn cần cung cấp.
Tuy nhiên, bạn không nên lựa chọn bộ đổi nguồn có dòng điện đầu ra tối đa đúng với con số này, mà nên cao hơn ít nhất 1.5 lần vì dòng điện hoạt động khi camera khởi động thường cao hơn khá nhiều.
Ví dụ: Bạn có một hệ thống camera công suất 8W thì sẽ cần sử dụng bộ đổi nguồn 12VDC có dòng điện đầu ra tối đa là (8/12) x 1.5 = 1A.
4. Khi camera tương thích với cả nguồn 12VDC và 24VAC thì nên chọn loại nguồn nào?
Đối với các dòng camera hiện nay thường sử dụng nguồn điện 12VDC, trong khi đó một số camera PTZ hay camera hình chữ nhật, camera có hồng ngoại công suất lớn cho phép lựa chọn giữa 12VDC và 24VAC.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại nguồn điện này là khoảng cách. Với khoảng cách ngắn (dưới 35m hoặc thấp hơn), có thể sử dụng nguồn 12VDC. Ngoài khoảng cách này, dòng điện DC bị suy giảm nghiêm trọng, camera không được cấp nguồn đầy đủ. Khi đó thì cần phải sử dụng đến nguồn 24VAC.
Mặt khác, khi điện áp tăng gấp đôi thì dòng điện tiêu thụ giảm xuống một nửa và sự sụt giảm điện áp cũng thấp hơn. Nếu một camera tiêu thụ 9W, với nguồn điện 12VDC nó sẽ tiêu thụ dòng 0.75A. Tuy nhiên, với nguồn điện 24VAC, dòng tiêu thụ chỉ khoảng 0.375A, và điện áp sụt giảm trên đường dây chỉ là 0.5V.
Ngoài những lưu ý trên thì khi thiết kế nguồn điện cho hệ thống camera quan sát, người dùng cũng cần xem xét các vấn đề sau:
– Lựa chọn bộ đổi nguồn phù hợp về: hình dáng, loại chân cắm, loại đầu cắm DC… nguồn trong nhà/ngoài trời để phù hợp với thực tế lắp đặt.
– Yêu cầu về nguồn dự phòng: Có cần sử dụng bộ lưu điện ups hay không? Công suất bộ lưu điện là bao nhiêu?
– Bảo vệ quá áp, bảo vệ chạm tải: Bộ đổi nguồn cho hệ thống camera trên thị trường hiện nay thường không có chức năng bảo vệ. Nếu cần thiết phải lắp đặt thêm các thiết bị bảo vệ cho hệ thống camera, đơn giản như sử dụng rơ-le bảo vệ quá áp.
Trên đây là những lưu ý cơ bản khi lựa chọn bộ đổi nguồn cho hệ thống camera quan sát. Nếu có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ với Mtel qua hotline: 098.242.2247 để được hỗ trợ sớm nhất. Chúc quý khách hàng có được sự lựa chọn phù hợp nhất cho hệ thống camera của mình.
——————————————————————————————————————-
SIÊU THỊ VIỄN THÔNG MTEL – CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ BẢO HÀNH HÀNG ĐẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
HOTLINE: 098.242.2247
Website: https://mtel.vn
Fanpage: https://facebook.com/Mtel.vn
Văn phòng Giao dịch: Tầng 6, Tòa nhà 208 Phố Vọng,Quận Thanh Xuân , Hà Hội
☎ 024.36.33.1299
Email/Skype: vanphonggiaodich@mtel.vn
Phòng Bán hàng trực tuyến
📞 098.242.2247
Email/Skype: banhangtructuyen@mtel.vn
Phòng Khách hàng dự án, Doanh nghiệp và Phân phối
📞 098.242.2247
Email/Skype: duan@mtel.vn / phanphoi@mtel.vn