Đăng nhập | Đăng ký Giờ làm việc: 8h00 - 21h00 | Thứ 2 - Chủ Nhật
Trang chủ Tư vấn tiêu dùng Sự khác nhau giữa hệ thống camera Analog và hệ thống camera IP

Sự khác nhau giữa hệ thống camera Analog và hệ thống camera IP

09/10/2017

Hệ thống camera quan sát được ra đời từ rất sớm và dần trở nên quen thuộc trong đời sống mỗi người. Đến nay, để đáp ứng được nhu cầu giám sát ngày càng cao của con người  thì ngành công nghệ an ninh đã không ngừng phát triển và cải tiến cho ra đời nhiều hệ thống camera quan sát thông minh. Trong đó, được chú ý nhất là dòng camera analog và camera IP. Vậy sự khác nhau giữa hệ thống camera Analog và hệ thống camera IP là gì?

Camera analog là dòng camera ra đời từ rất sớm và được ứng dụng rộng rãi trên mọi lĩnh vực. Camera analog được hoạt động với cảm biến CCD và sau đó hình ảnh được số hóa để xử lý. Để truyền tải hình ảnh, hệ thống camera cần phải chuyển đổi tín hiệu trở lại analog và truyền tải về một thiết bị analog, chẳng hạn như màn hình hoặc thiết bị lưu trữ.

>>> https://mtel.vn/camera-analog.html

Camera IP là dòng camera hiện đại nhất hiện nay, sử dụng giao thức Internet để truyền hình ảnh. Khác với camera analog, Camera IP có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong, sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối Ethernet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: Hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP…

>>> https://mtel.vn/camera-ip.html

Vậy điểm khác biệt cơ bản nhất của 2 dòng camera này là gì?

1. Chất lượng hình ảnh

Camera analog

Camera Analog giới hạn mức độ video, hình ảnh ở độ phân giải TVL, có một số rất ít camera analog hỗ trợ ghi hình HD tuy nhiên mức giá lại không hề rẻ.

Camera IP

Với hệ thống camera IP ngày này thường cho chất lượng video, hình ảnh với độ nét và chất lượng cao hơn. Đặc biệt các camera IP đều cho chuẩn video ghi được từ HD trở lên, giúp cho hình ảnh rõ nét, mịn màng hơn.

2. Truyền tải hình ảnh

Camera analog

Thông thường tín hiệu analog không gặp bất cứ vấn đề gì về mạng hoặc rủi ro khi truyền tải. Băng thông hầu như không giới hạn. Bên cạnh đó, tín hiệu ở hệ thống camera analog là một kết nối bị động, tương tự như tín hiệu kết nối điện thoại analog, do vậy, hình ảnh không bị ảnh hưởng hoặc nhiễu bởi các vấn đề bên ngoài như hệ thống camera IP.

Camera IP

Lưu lượng tín hiệu IP có thể gặp phải nhiều vấn đề trong việc truyền tải dữ liệu như: giới hạn băng thông, tắc nghẽn mạng, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ hình ảnh…

3. Bảo mật

Camera analog

Hệ thống camera quan sát analog ít an toàn hơn và có thể bị đánh cắp hoặc xem bởi bất cứ ai có quyền truy cập vào cơ sở hạ tầng cáp. Tuy nhiên, vì toàn bộ hệ thống analog gần như miễn dịch được với virus và các loại phần mềm tấn công, nên nếu muốn lấy được thông tin hình ảnh, các hacker không có cách nào khác ngoài việc bắt buộc phải tiếp xúc vật lý với các thiết bị trong hệ thống.

Camera Ip

Hệ thống camera IP sử dụng đường truyền mạng internet để truyền dẫn tín hiệu, do đó nguy cơ bị tấn công bởi virus là cao hơn so với hệ thống camera analog. Tuy nhiên dữ liệu của camera IP lại là tín hiệu đã được mã hóa, do đó chẳng may bị hacker đánh cắp thì lại rất khó để nhận ra nội dung.

4. Khả năng mở rộng và độ tương thích

Camera analog

Camera Analog cần có những đầu ghi hình, giải mã chuyên dụng để hoạt động. Mỗi khi mở rộng hệ thống lại cần bổ sung thêm các thiết bị, đi thêm dây cáp.

Camera IP

Camera IP có thể kết nối với nhiều model báo động để cảnh báo chống trộm – báo cháy… Nó cũng cho phép kết nối cùng lúc với nhiều máy tính, điện thoại để cùng theo dõi tín hiệu từ một camera.

5. Quy trình lắp đặt

Camera analog

Khi lắp đặt hệ thống camera Analog đòi hỏi bạn cần phải có biết khá nhiều về các thông số của thiết bị để thiết lập cho đúng, đồng thời phải đi dây khá rườm rà. Đối với những hệ thống lớn cần phải đến thợ có tay nghề cao để tránh những lỗi phát sinh trong quá trình lắp đặt hay sử dụng.

Camera Ip

Đối với camera IP thì việc lắp đặt khá đơn giản, không yêu cầu người thực hiện phải có nhiều chuyên môn, cũng như không cần phải đi dây phức tạp, không cần phải cài đặt thông số cho nhiều thiết bị, nên chỉ cần tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của hệ thống là bạn có thể tự lắp đặt.

6. Bảo trì hệ thống

Camera analog

Bởi hệ thống camera analog hoạt động riêng nên thiết bị thay thế cũng phải được cung cấp. Nếu không may có vấn đề xảy ra với hệ thống thì đòi hỏi người dùng phải am hiểu về các thông số kĩ thuật, do vậy cũng khó có thể tự mình  thay thế.

Camera Ip

Camera IP sử dụng đường truyền mạng có sẵn, cho nên hệ thống đơn giản và hầu như không cần phải bảo trì nhiều.

7. Giá thành sản phẩm

Camera analog

Camera analog có giá thấp hơn nhiều so với camera IP. Do không cần có các thiết bị ngoại vi và quản lý đi kèm, việc lắp đặt camera analog sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Camera IP

Camera IP thường có giá thành cao hơn camera analog. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh cùng các tính năng thông minh của dòng camera IP lại đáp ứng được mong muốn của khách hàng hơn là dòng camera analog.

Từ những chia sẽ trên đây, chúng ta đều nhận thấy rằng dòng công nghệ camera analog đến nay không còn được ứng dụng nhiều như dòng camera IP. Với những tính năng thông minh và những ưu điểm về mặt kỹ thuật, giải pháp…  sử dụng camera IP luôn là một lựa chọn đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển chung của công nghệ, đảm bảo không bị lạc hậu và có khả năng sử dụng được nhiều tiện ích hơn trong tương lai.

>>> Các ưu điểm vượt trội của camera IP

 ———————————————————————————————–

PHÒNG BÁN HÀNG TRỰC TUYẾN

Địa chỉ: 208 Phố Vọng,Quận Thanh Xuân , Hà Hội
Hotline Tư vấn và khảo sát Camera: 0972.185.006 
Hotline Bán hàng trực tuyến: 0972.185.006 
Email: banhangtructuyen@mtel.vn