Đăng nhập | Đăng ký Giờ làm việc: 8h00 - 21h00 | Thứ 2 - Chủ Nhật

switch là gì ?

28/07/2018

switch là gì ?

I. Khái niệm Switch 

Switch hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao.Theo mô hình này, switch đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây.

Switch làm việc như một Bridge nhiều cổng. Khác với Hub nhận tín hiệu từ một cổng rồi chuyển tiếp tới tất cả các cổng còn lại, switch nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng, kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.

Về cơ bản, thiết bị chuyển mạch switch là cảnh sát giao thông của một mạng cục bộ đơn giản.

Ngày nay, hầu hết các mạng doanh nghiệp đều sử dụng các switch để kết nối máy tính, máy in, điện thoại, máy ảnh, đèn và máy chủ trong tòa nhà hoặc khuôn viên trường.

II, Các loại Switch

Workgroup switch: Bộ chuyển mạch nhóm làm việc.

Segment switch:Bộ chuyển mạch nhánh mạng.

Backbone switch: Bộ chuyển mạch đường trục.

1,Workgroup switch:

Là loại switch được thiết kế nhằm để nối trực tiếp các máy tính lại với nhau hình thành một mạng ngang hàng

Như vậy, tương ứng với một cổng của switch chỉ có một địa chỉ máy tính trong bảng dịa chỉ.

Vì thế, loại này không cần thiết phải có bộ nhớ lớn cũng như tốc độ xử lý cao, giá thành thấp hơn các loại khác.

2, Segment switch:

Segment switch nối các Hub hay workgroup switch lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai.

Tương ứng với mỗi cổng trong trường hợp này sẽ có nhiều địa chỉ máy tính, vì thế bộ nhớ cần thiết phải đủ lớn

Tốc độ xử lý đòi hỏi phải cao vì lượng thông tin xử lý tại switch là lớn

3, Backbone switch:

Backbone switch nối kết các segment switch lại với nhau.

Trong trường hợp này, bộ nhớ và tốc độ xử lý của switch phải rất lớn để đủ chứa địa chỉ cho tất cả các máy tính trong toàn liên mạng và hoán chuyện kịp thời dữ liệu giữa các nhánh mạng.

III, Đặc điểm và Lợi ích của  switch.

– Đặc điểm

Tách biệt giao thông trên từng đoạn mạng: Ethernet Switch chia hệ thống mạng ra thành các đơn vị cực nhỏ gọi là microsegment. Các segment như vậy cho phép các người dùng trên nhiều segment khác nhau có thể gửi dữ liệu cùng một lúc mà không làm chậm các hoạt động của mạng. Bằng cách chia nhỏ hệ thống mạng, sẽ làm giảm số lượng người dùng và thiết bị cùng chia sẻ một băng thông. Mỗi segment là một miền đụng độ riêng biệt. Switch giới hạn lưu lượng băng thông chỉ chuyển gói tin đến đúng cổng cần thiết dựa trên địa chỉ MAC Lớp 2.

Tăng nhiều hơn lượng băng thông dành cho mỗi người dùng bằng cách tạo ra miền đụng độ nhỏ hơn. Switch bảo đảm cung cấp băng thông nhiều hơn cho người dùng bằng cách tạo ra các miền đụng độ nhỏ hơn. Switch chia nhỏ mạng LAN thành nhiều đoạn mạng (segment) nhỏ. Mỗi segment này là một kết nối riêng giống như một làn đường riêng 100 Mbps. Mỗi server có thể đặt trên một kết nối 100 Mbps riêng. Trong các hệ thống mạng hiện nay, Fast Ethernet Switch được sử dụng làm đường trục chính cho mạng LAN, còn Ethernet Switch, Ehternet Hub hoặc Fast Ethernet Hub được sử dụng kết nối xuống các máy tính. Khi các ứng dụng mới như truyền thông đa phương tiện, video hội nghị… ngày càng trở nên phổ biến hơn thì mỗi máy tính sẽ được một kết nối 100 Mbps riêng vào Switch.

– Lợi ích

Các thiết bị kết nối gián tiếp thông qua các port của switch
Switch làm cho các host có thể hoạt động ở chế độ song công (có thể đọc – ghi, nghe – nói) cùng lúc.
Không cần phải chia sẻ băng thông. Các port của switch sẽ quyết định băng thông truyền đi như thế nào.
Giảm tỷ lệ lỗi trong frame. Frame sẽ được kiểm tra lỗi. Các gói tin tốt khi được nhận sẽ được lưu lại trước khi chuyển đi (công nghệ store-and-forward).
Có thể giới hạn lưu lượng truyền đi ở một mức ngưỡng nào đó

IV,  Switch Managed và Switch Unmanaged

Một trong các câu hỏi quan trọng và các khiến các kĩ sư đau đầu khi lựa chọn các loại  switch công nghiệp đó là chọn switch Managed hay switch Unmanaged. Nói chung 1 Switch Managed sẽ đắt hơn rất nhiều so với 1 Switch Unmanaged, tuy nhiên nó lại được thêm vào rất nhiều tính năng mà các Switch Unmanaged không có như (Cấu hình VLAN, định địa chỉ IP của port, thiết lập băng thông cho từng port v…v).

Các Switch Managed cơ bản đều hỗ trợ tính năng SNMP (Simple Network Management Protocol). Tất nhiên ngoài SNMP ra thì Switch Managed đều hỗ trợ các tính năng quản lý còn cao cấp hơn cả SNMP 

Unmanaged thường thấy ở Edge switch là loại thiết bị chuyển mạch có cấu hình cố định, không cho phép bất kể một sự thay đổi nào về cấu hình. Unmanaged  đơn giản chỉ để cho phép các thiết bị Ethernet liên lạc được với nhau.

Managed Switch: có thể can thiệp cấu hình được cho nó. Managed  cho phép Admin can thiệp lên Traffic trong mạng. Ngoài ra, loại switch này hỗ trợ khả năng để Manage (quản lý), Monitor mạng.

Về giá cả thì Unmanaged switch giá rẻ hơn loại managed, đây được coi là giải pháp tối ưu về kinh tế. Thiết bị này thường được dùng cho các văn phòng, cty có mô hình nhỏ, còn những công ty lớn, phạm vi yêu cầu cao hơn thì lựa chọn managed hoàn toàn đáp ứng. Như vậy, tùy thuộc vào yêu cầu mạng để lựa chọn 1 trong hai thiết bị switch chuyển mạch này.

V, Lựa chọn Switch chuyển mạch

Khách hàng cần chú ý tới các phần như : số lượng cổng port, 24 ports hay 48, có hỗ trợ cổng nguồn , cổng quang hay không.

Bên cạnh đó lựa chọn loại cáp, connector cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn có một đường truyền chất lượng. Hiện nay, khách hàng có thể tin tưởng cáp mạng AMP chống cháy UTP hoặc chống FTP, hạt mạng RJ45 AMP Cat5e, Cat6e. Nếu khoảng cách đi dây không xa lắm, thì chúng ta không cần tới cáp chống nhiễu và hạt mạng Cat6 bọc đầu bằng sắt.

 

Hãy liên hệ với chúng tôi để có được sự hỗ trợ tốt nhất:

VĂN PHÒNG GIAO DỊCH MTEL – HÀ NỘI

Địa chỉ: 208 Phố Vọng,Quận Thanh Xuân , Hà Hội
Hotline: 0972 18 5006